Cảm biến tiệm cận

Thực chất, cảm biến tiệm cận hiện hữu ngay cạnh chúng ta mỗi ngày. Tiêu biểu đó là thiết bị được dùng trong chiếc điện thoại bạn đang cầm trên tay. Cùng Siêu Thị Điện Tự Động tìm hiểu tất cả thông tin về thiết bị này ngay trong bài viết dưới đây.

  1. Cảm biến tiệm cận là gì?

Cảm biến tiệm cận (công tắc tiệm cận, sensor tiệm cận hay PROX) có tên gọi tiếng Anh là Proximity Sensors. Đây là loại cảm biến có khả năng phản ứng khi gặp vật ở gần trong phạm vi vài milimet (mm).

Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày

 

Trong cuộc sống, thiết bị này thường được lắp đặt tại vị trí cuối của chi tiết máy. Bởi tín hiệu đầu ra của cảm biến tiệm cận có chức năng khởi động một chức năng khác của máy.

  1. Các loại cảm biến tiệm cận

2.1 Cảm biến tiệm cận điện cảm

Cảm biến tiệm cận điện cảm phát hiện các vật được cấu tạo từ kim loại bằng cách tạo ra trường điện từ. Được chia làm 2 loại:

  • Cảm ứng từ có bảo vệ (Shielded): Là loại thiết bị mà từ trường được tập trung ở trước mặt sensor tiệm cận. Vì thế nên có ưu điểm ít bị nhiễu do kim loại.

  •  Cảm ứng từ không có bảo vệ (Un-Shielded): Ngược lại, vì không có sự bảo vệ từ trường quanh mặt sensor, thế nên khoảng cách cảm ứng dài hơn. 

Hoạt động của Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận điện cảm hoạt động như thế nào?

 

2.2 Cảm biến tiệm cận điện dụng

Cảm biến tiệm cận điện dụng (Capacitive sensor). Nó cảm biến được vật thể ở gần theo nguyên tắc tĩnh điện.

Ưu điểm của loại này là có thể cảm ứng được tất cả các vật thể, kể cả kim loại hay các chất liệu khác.

Cấu tạo của cảm biến tiệm cận điện dụng
Cảm biến tiệm cận điện dụng được hoạt động như thế nào

 

  1. Cấu tạo cảm biến tiệm cận

Bao gồm 4 bộ phận:

  • Phần cảm biến

  • Mạch dao động

  • Bộ cảm nhận 

  • Bộ mạch tín hiệu đầu ra

  1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận

Cảm biến tiệm cận hoạt động dựa vào nguyên lý trường điện từ (đối với Proximity Sensor), hoặc vùng điện dung (đối với capacitive sensor). 

Trường điện từ của cảm biến có thể phát hiện vật trong khoảng cách tối đa lên đến 60 mm. Khi gặp vật thể, cảm biến sẽ phát ra tín hiệu và truyền về bộ xử lý. Bộ xử lý sẽ chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu điện. 

Để thực hiện điều đó, cảm biến tiệm cận cần đến 3 hệ thống phát hiện tín hiệu:

  • Hệ thống phát hiện sự thay đổi điện dung khi đến gần vật thể.

  • Hệ thống dùng nam châm

  • Hệ thống chuyển mạch cộng tử

  1. Đặc điểm của cảm biến tiệm cận

  • Phát hiện vật thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

  • Khoảng cách phát hiện xa nhất có thể lên đến 60 mm.

  • Hoạt động ổn định, chống rung, chống sốc.

  • Tốc độ đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao.

  • Lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau.

  • Hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt.

Đặc điểm nổi bật của cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận có nhiều đặc điểm nổi trội so với các thiết bị khác

 

  1. Ứng dụng của cảm biến tiệm cận

Cảm biến tiệm cận được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp nhà máy, điện tử… thường được xuất hiện trên các dây chuyền sản xuất, smartphone, ô tô,...  và được ứng dụng làm: 

  • Kiểm soát chất lỏng trong bể chứa, hộp giấy

  • Kiểm soát chất liệu, kim loại,...

  • Kiểm soát chất lượng, số lượng,...

Ứng dụng của cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận được ứng dụng để kiểm soát chất lượng, số lượng trong dây chuyền công nghiệp

 

  1. Lưu ý khi dùng cảm biến tiệm cận

  • Cẩn thận vì có thể sai số, lưu ý kiểm tra kỹ sự ảnh hưởng của môi trường.

  • Chú ý độ rung, nhiệt độ, khoảng cách đến vật thể…

Hiện Siêu Thị Điện Tự Động cung cấp các sản phẩm cảm biến tiệm cận chính hãng với chất lượng và dịch vụ tốt nhất cả nước.

Liên hệ mua ngay tại:

Siêu Thị Điện Tự Động

Địa chỉ: 23/1 - Đường số 9 - Linh Trung - Thủ Đức - Tp. Thủ Đức - Tp.HCM

Hotline: 1900088863

Xem thêm các sản phâm Cảm biến tiệm cận khác của Siêu Thị Điện Tự Động bên dưới:

© Copyright 2021 sieuthidientudong.com.
1900088863