Công tắc hành trình thường xuất hiện trong cuộc sống, công việc và cả tại những nhà máy công nghiệp lớn. Vậy công tắc hành trình là gì? Được vận hành và ứng dụng như thế nào? Cùng Siêu Thị Điện Tự Động tìm hiểu ngay trong bài viết.
Điểm nổi bật của Công tắc hành trình so với các thiết bị khác, đó là được trang bị thêm 1 cần gạt. Cần gạt này dùng để giới hạn hành trình hoặc để điều khiển một thiết bị điện khác.
Công tắc hành trình bao gồm 2 thành phần chính: 1 cần gạt (cò đá) ở bên ngoài, 3 chân cùng 1 relay đóng ngắt ở bên trong.
Chân trái dùng để cấp nguồn.
Chân giữa luôn đóng, khi nhấn nút sẽ mở.
Chân phải luôn mở, khi nhấn nút sẽ đóng.
Công tắc hành trình chuyên dùng để đóng hoặc mở mạch điện khi ở trong lưới điện.
Đối với các loại công tắc thông thường, khi ấn nút sẽ được sử dụng thủ công bằng tay.
Đối với công tắc hành trình, bạn sẽ tương tác với 1 bộ điều khiển và Relay. Sau khi Reley chuyển thông tin về bộ điều khiển thì tín hiệu đóng ngắt mạch điện sẽ tự động được phản hồi.
Được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp.
Đặc biệt phù hợp với các công việc đòi hỏi độ chính xác cao và có độ trùng lặp.
Ít tiêu thụ điện.
Điều khiển nhiều tải cùng lúc khá tốt.
Với những thiết bị có tốc độ chuyển động thấp, công tắc hành trình còn một số hạn chế khi hoạt động.
Cần tiếp xúc trực tiếp với thiết bị.
Các bộ phận có thể bị oxy hóa khi sử dụng trong thời gian dài.
Loại công tắc hành trình này nổi bật với 1 nút nhấn ở trên đầu công tắc. Vỏ và đầu được làm bằng kim loại có khả năng chịu lực tốt.
Công tắc hành trình kiểu nút nhấn có 3 chân. Tại 3 chân này sẽ hình thành 2 loại tiếp điểm, đó là:
Tiếp điểm động: Là tiếp điểm được nối liền với trục và nút nhấn.
Tiếp điểm tĩnh: Nằm ở 3 chân và luôn giữ nguyên một vị trí.
Khi nhấn nút, tiếp điểm động được gắn với nút sẽ sụt dần từ chân này xuống chân kia, từ đó làm đóng ngắt các mạch điện đi tới thiết bị. Vì thế các thiết bị sẽ dừng hoặc hoạt động ngay khi bạn nhấn nút.
Công tắc hành trình kiểu nút nhấn thường dùng cho các hành trình có độ dài 10 mm.
Công tắc hành trình kiểu tế vi thường dùng cho các trường hợp cần độ chính xác cao, từ 0,3 mm – 0.7 mm.
Bao gồm vỏ bọc bằng kim loại chịu lực tốt, gồm 2 tiếp điểm tĩnh và 1 tiếp điểm động.
Tiếp điểm động gắn trên đầu 1 lò xo lá. Khi bạn bấm nút, công tắc làm lò xo bị biến dạng và bật xuống dưới. Từ đó tiếp điểm động sẽ chạm vào tiếp điểm tĩnh làm mạch điện kín, giúp thiết bị điện hoạt động.
Công tắc hành trình kiểu đòn được sử dụng phổ biến với các loại hành trình dài và cần chuyển đổi.
Được cấu tạo khá phức tạp so với 2 loại còn lại, bao gồm các bộ phận: Con lăn, đòn, then khóa, tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động, đĩa quay và lò xo.
Khi có lực tác động vào con lăn, bộ phận đòn sẽ quay và tác động làm bộ phận đĩa quay.
Công tắc hành trình được ứng dụng ngay quanh chúng ta, tiêu biểu là cửa cuốn chống trộm, Pa lăng, trang bị trong xe nâng, cẩu trục,...
Ngoài ra còn được ứng dụng nhiều trong nhà máy như:
Phát hiện tiếp xúc, phát hiện vật.
Đếm tần suất tác động.
Phát hiện vị trí, tốc độ và giới hạn chuyển động.
Tự động ngắt mạch khi gặp sự cố hoặc trục trặc kỹ thuật…
Siêu Thị Điện Tự Động chuyên cung cấp các sản phẩm công tắc hành trình chính hãng với chất lượng và dịch vụ tốt nhất cả nước.
Liên hệ mua ngay tại:
Địa chỉ: 23/1 - Đường số 9 - Linh Trung - Thủ Đức - Tp. Thủ Đức - Tp.HCM
Hotline: 1900088863
Xem thêm các thiết bị Công tắc hành trình khác của Siêu Thị Điện Tự Động ngay TẠI ĐÂY