Mặc dù Cảm biến chuyên dùng là thiết bị khá quen thuộc và phổ biến hiện nay. Tuy vậy thì để ứng dụng nó một cách tối ưu nhất thì bạn cần biết và hiểu về các đặc điểm của cảm biến. Cùng Siêu Thị Điện Tự Động tìm hiểu cụ thể ngay trong bài viết sau.
Cảm biến chuyên dùng là thiết bị điện tử có khả năng nhận diện các yếu tố vật lý/hóa học rồi chuyển thành dạng thông tin được mã hóa, sau đó được báo hệ thống, từ đó giúp điều khiển các thiết bị khác từ xa.
Các yếu tố cần đo lường có thể kể đến như là nhiệt độ, áp suất…
Cảm biến được cấu tạo từ các phần tử mạch điện. Hệ thống phần tử mạch điện kết nối với nhau tiến hành tạo thành tín hiệu và phát theo quy trình. Sao cho các tín hiệu này sẽ phù hợp với mức điện áp và dòng điện thường dùng, từ đó kết nối với các bộ điều khiển khác nhau.
Cảm biến quang được tạo thành từ các linh kiện bán dẫn (Light Sensor).
Ánh sáng đi qua đồng thời làm thay đổi tính chất của cảm biến. Bộ thu chuyển đổi sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành dạng thông tin và nhờ bảng mạch truyền về bộ điều khiển.
Có 3 loại cảm biến quang:
Cảm biến quang thu phát
Cảm biến quang khuếch tán
Cảm biến quang phản xạ gương
Cảm biến hồng ngoại dựa vào ánh sáng dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Có thể bạn chưa biết, các cảm biến tiệm cận được dùng trong chiếc điện thoại di động hầu hết là cảm biến hồng ngoại.
Giống như cái tên của nó, cảm biến nhiệt độ chuyên dùng để đo mức độ thay đổi của nhiệt độ.
Được cấu tạo từ 2 dây kim loại khác nhau, đó là đầu nóng( đầu đo) và đầu lạnh( đầu chuẩn). Khi ở 2 đầu có sự chênh lệch về nhiệt độ, đầu có nhiệt độ lạnh hơn sẽ phát sinh nhiệt điện động và yêu cầu được kiểm soát nhiệt độ.
Cảm biến nhiệt độ bao gồm 5 loại chính:
Cặp nhiệt điện: Gồm 2 kim loại khác nhau và hàn dính một đầu.
Thermistor: Làm từ hỗn hợp các oxit kim loại: mangan, cobalt, nickel,….
Nhiệt kế bức xạ: Làm từ mạch điện tử hoặc quang học.
Nhiệt điện trở: Gồm dây kim loại làm từ: Đồng, Niken, Patium,…và quấn theo hình của đầu to.
Bán dẫn: Làm từ chất bán dẫn.
Chuyên dùng để đo áp suất trong các thiết bị khí nén, bình hơi… Chuyển áp lực hơi thành dòng điện hoặc tín hiệu điện phù hợp với các tiêu chuẩn.
Cảm biến áp suất dùng để đo áp suất nước, không khí, hơi…
Cảm biến âm thanh giúp người dùng phát hiện và nhận biết mức độ âm thanh tại môi trường xung quanh.
Cảm biến âm thanh được dùng như một microphone, giúp mạch khuếch đại tín hiệu hay máy dò biên độ, bộ đệm. Khi phát hiện cộng hưởng từ âm thanh, cảm biến sẽ chuyển tiếp qua mạch khuếch đại rồi gửi tín hiệu về.
Cảm biến khoảng cách chuyên dùng để xác định khoảng cách trong phạm vi nhỏ thông qua phát sóng siêu âm.
Cảm biến chuyển động được ứng dụng quanh ta, bao gồm đèn an ninh, cửa tự động, lò vi sóng…
Giống như tên gọi, cảm biến tốc độ dùng để đo gia tốc, đồng thời cũng đo được khả năng tăng tốc của vật thể.
Trên ô tô, cảm biến được ứng dụng tại:
Hệ thống phanh và hệ thống kiểm soát lực kéo
Hệ thống tránh va chạm
Dữ liệu về hiệu suất của động cơ như: đốt cháy, khí oxi, hỗn hợp nhiên liệu, khí thải,...
Dự đoán để bảo trì máy móc.
Tối ưu cách dùng máy móc.
Tinh chỉnh hệ thống và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng.
Cảm biến chuyên dùng có thể chẩn đoán, điều trị và kiểm soát các công cụ thiết bị, giúp bác sĩ:
Theo dõi huyết áp và đường huyết.
Tự động đo lường các chỉ số của bệnh nhân, đồng thời trả kết quả về đến bác sĩ.
Tự động phát hiện nguồn lây trong cộng đồng.
Khi mua cảm biến chuyên dùng, những điều bạn cần lưu ý là gì?
Biết được xuất xứ hàng hóa, bạn có thể biết được chất lượng, giá thành cũng như sự ổn định khi mua.
Trước khi chọn cảm biến, bạn cần biết độ nhạy phù hợp để có được thiết bị phù hợp nhất, bởi vì cảm biến chuyên dụng lúc nào cũng làm việc tốt hơn đa năng.
Sai số là yếu tố khá quan trọng nếu bạn có ý định mua cảm biến, nếu 2 cảm biến có cùng thông số nhưng sau số khác biệt thì giá thành cũng có chênh lệch. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bạn bỏ qua vấn đề sai số nhé.
Bất kỳ một cảm biến nào cũng đều có độ trôi theo thời gian. Các thiết bị thông thường sẽ có độ trôi là 0.1% /năm.
Khả năng đáp ứng của cảm biến đối với sự thay đổi của quá trình đo được gọi là độ trễ. Vì thế mà cảm biến có độ trễ càng thấp thì càng được ưu tiên, tín hiệu truyền về càng nhanh thì hiệu suất làm việc càng tốt.
2 yếu tố quan trọng nhất của điều kiện làm việc là nhiệt độ và độ ẩm.
Nhiệt độ tiêu chuẩn: -20 đến 80 độ C
Độ ẩm tiêu chuẩn : 0 - 100%
Siêu Thị Điện Tự Động cam kết đến bạn:
Mẫu mã đa dạng
Giá thành sản phẩm hợp lý với túi tiền khách hàng.
Giao hàng đúng thời gian.
Lắp đặt miễn phí
Bảo hành 1 năm 1 đổi 1
Chúng tôi chuyên mang đến các sản phẩm Cảm biến chuyên dùng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Cùng hàng loạt các dịch vụ hậu mãi chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Liên hệ mua ngay tại:
Địa chỉ: 23/1 - Đường số 9 - Linh Trung - Thủ Đức - Tp. Thủ Đức - Tp.HCM
Hotline: 1900088863
Xem thêm các thiết bị Cảm biến chuyên dùng của Siêu Thị Điện Tự Động ngay bên dưới:
STG77S-E1G000-1-A-CH0-11S-A-10A0-00-0000