Relay điều khiển

Relay đã không còn là thiết bị xa lạ trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa. Cùng Siêu Thị Điện Tự Động tìm hiểu về Relay điều khiển trong thực tế ngay.

  1. Relay điều khiển là gì?

Relay (rơ - le) điều khiển là công tắc điện từ được hoạt động nhờ dòng điện nhỏ mà có thể bật/tắt dòng điện lớn hơn.

Bộ phận quan trọng nhất của Relay là nam châm điện. Hiểu đơn giản thì nó giống như là một đòn bẩy điện, giúp bật một thiết bị có dòng điện lớn hơn nhiều.

Relay điều khiển
Relay điều khiển được sử dụng gần gũi trong cuộc sống hằng ngày 

 

  1. Cấu tạo của Relay điều khiển

Relay điều khiển được cấu tạo gồm 3 khối cơ bản:

  • Relay khối tiếp thu (cơ cấu tiếp thu): Đây là nơi tiếp nhận tín hiệu đầu vào, giúp chuyển đổi chúng thành đại lượng tương ứng và cung cấp tín hiệu cho khối trung gian.

  • Relay khối trung gian (cơ cấu trung gian): Sau khi nhận được thông tin từ khối tiếp thu, khối trung gian sẽ biến đổi nó thành đại lượng tương ứng giúp rơ - le hoạt động.

  • Relay khối chấp hành (cơ cấu chấp hành): Chuyên phát tín hiệu cho mạch điều khiển và tiếp thu nhiệm vụ.

Cấu tạo của relay điều khiển
Relay điều khiển có cấu tạo gồm 3 khối với các chức năng khác nhau

 

  1. Nguyên lý hoạt động của Relay điều khiển

Relay điều khiển có nguyên lý hoạt động đơn giản như sau:

  • Dòng điện có công suất nhỏ sẽ kích hoạt nam châm điện khi chạy qua mạch điện thứ nhất, từ đó tạo ra từ trường tín hiệu. 

  • Từ trường sẽ hút 1 tiếp điểm, từ đó kích hoạt mạch điện thứ 2. Tại đây đã cho phép thiết bị có thể kết nối và sử dụng dòng điện có cường độ lớn hơn.

  • Khi ngắt dòng điện thì nam châm cũng sẽ ngừng hoạt động, không tạo ra từ trường. Tiếp điểm cũng vì thế mà sẽ bị lực kéo của lò xo kéo lại vị trí ban đầu, mạch điện thứ 2 vì thế cũng sẽ bị ngắt.

Nguyên lý hoạt động của Relay điều khiển
Nguyên lý hoạt động của Relay điều khiển khá đơn giản

 

  1. Phân loại Relay điều khiển

Trên thị trường có rất nhiều Rơ - le với những mẫu mã và chức năng khác nhau. Vì thế mà các relay cũng được phân thành nhiều loại khác nhau:

  • Rơ - le điện cơ hay còn gọi là rơle điện từ, rơle từ điện, rơle điện từ phân cực,...

  • Rơ - le nhiệt

  • Rơ - le từ

  • Rơ - le số

  • Rơ - le điện từ, bán dẫn, vi mạch 

Ngoài ra còn có thể phân loại dựa vào các yếu tố khác như:

4.1 Phân loại Relay điều khiển theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành

  • Rơ - le có tiếp điểm: Tác động lên bảng mạch bằng cách đóng hoặc mở các tiếp điểm.

  • Rơ - le không tiếp điểm hay còn gọi là rơ - le tĩnh: Tác động lên bảng mạch bằng cách thay đổi một cách đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành.

4.2 Phân loại Relay điều khiển theo đặc tính tham số vào

  • Rơ - le dòng điện

  • Rơ - le điện áp

  • Rơ - le công suất

  • Rơ - le tổng trở

4.3 Phân loại Relay điều khiển theo cách mắc cơ cấu

  • Rơ - le sơ cấp: Được mắc trực tiếp vào bảng mạch điện cần bảo vệ.

  • Rơ - le thứ cấp: Được mắc vào bảng mạch thông qua biến áp đo lường hoặc biến áp dòng điện.

4.4 Phân loại Relay điều khiển theo trạng thái phân cực

  • Relay không phân cực: Cuộn dây trong relay không có cực tính. Relay vẫn có thể hoạt động kể cả khi cực tính đầu vào đã thay đổi.
  • Relay phân cực: Chuyển động phần cứng nhờ cực đầu vào.

4.5 Phân loại Relay điều khiển theo nguyên lý hoạt động

  • Relay nhiệt điện: 2 kim loại kết hợp với nhau tạo thành dải kim loại lưỡng tính. Khi nó được cấp nhiệt, 2 kim loại khác nhau sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, lần lượt bị uốn cong và phá vỡ các kết nối (hoặc ngược lại).

  • Relay điện cơ: Các thiết bị cơ khí được kết nối với nhau nhờ nam châm điện, các tiếp điểm cũng từ đó mà được thiết lập kết nối.

  • Relay trạng thái rắn: Cấu tạo rơ - lay từ chất bán dẫn, thế nên có thể đảm bảo được tính hiệu lực và cho phép các chuyển đổi nhanh hơn với độ bền cao hơn.

  • Relay hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa 2 loại relay trạng thái rắn và điện cơ.

Phân loại relay điều khiển theo nguyên lý hoạt động
Relay điều khiển được kết hợp và sử dụng tại nhiều nhà máy công nghiệp

 

  1. Ứng dụng của Relay điều khiển

Relay điều khiển được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và sinh hoạt đời sống, giúp giám sát an toàn hệ thống hoặc ứng dụng trong việc tự ngắt nguồn điện, đảm bảo độ an toàn khi sử dụng… 

Ví dụ như là có thể ứng dụng trong bộ nạp ắc quy xe máy hoặc ô tô. Khi máy phát điện hoạt động tốt thì rơ - le trung gian sẽ đóng mạch nạp cho ắc quy…

Ứng dụng của Relay điều khiển
Được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau 

 

Siêu Thị Điện Tự Động chuyên cung cấp các sản phẩm Relay điều khiển chính hãng với chất lượng và dịch vụ tốt nhất cả nước.

Liên hệ mua ngay tại:

Địa chỉ: 23/1 - Đường số 9 - Linh Trung - Thủ Đức - Tp. Thủ Đức - Tp.HCM

Hotline: 1900088863

Xem thêm các thiết bị Relay điều khiển khác của Siêu Thị Điện Tự Động ngay bên dưới

1SVR730020R3300

Time Relays ABB 1SVR730020R3300

1SVR730020R3300

1SVR730020R3300

Time Relays ABB 1SVR730020R3300

1SVR730020R3300

1SVR740120R3100

Time Relays ABB 1SVR550120R4100

1SVR740120R3100

1SVR740030R3300

Time Relays ABB 1SVR740030R3300

1SVR740030R3300

1SVR730020R0200

Time Relays ABB 1SVR730020R0200

1SVR730020R0200

1SVR550100R4100

Time Relays ABB 1SVR550100R4100

1SVR550100R4100

© Copyright 2021 sieuthidientudong.com.
1900088863